ChatGPT – 3 sai lầm phổ biến khi sử dụng

Trong bài viết này, các bạn hãy cùng NextAcademy tìm hiểu về 3 sai lầm phổ biến khi dùng ChatGPT và cách để khắc phục các sai lầm này, giúp bạn tận dụng tối đa tiềm năng của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) này.

ChatGPT là gì?

5 sai lầm thường gặp khi dùng ChatGPT
ChatGPT là gì?

ChatGPT (tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) của OpenAI, một trong những công cụ không còn xa lạ đối với các bạn trẻ và được sử dụng linh hoạt nhất hiện nay. Công cụ AI giúp người dùng giải quyết các thắc mắc qua việc đặt các câu hỏi trong cuộc trò truyện giữa người dùng và trí tuệ nhân tạo về nhiều chủ đề, lĩnh vực khác nhau.

Với khả năng viết bài luận, blog, nội dung quảng cáo, hay thậm chí là viết kịch bản video, công cụ AI này đã giúp hàng triệu người sử dụng tiết kiệm thời gian và công sức. Công cụ này có khả năng hiểu và phản hồi các yêu cầu của người dùng. Tuy nhiên, có rất nhiều người tin dùng sử dụng ChatGPT không đúng cách đã dẫn đến nhiều 


3 sai lầm thường gặp khi dùng ChatGPT và cách khắc phục

Đặt câu hỏi không rõ ràng

Một trong những sai lầm thường gặp phổ biến khi dùng ChatGPT là việc sử dụng câu hỏi mơ hồ hoặc không rõ ràng. Khi người dùng không đưa ra yêu cầu chi tiết về câu hỏi, điều này dẫn đến việc ChatGPT có thể hiểu sai ý định và cung cấp câu trả lời không đúng với mong đợi của người dùng.

Ví dụ sai lầm:

  • Câu hỏi: “Nói về lịch sử Việt Nam.”
  • Câu trả lời: ChatGPT có thể cung cấp thông tin về bất kỳ chủ đề lịch sử nào, từ các giai đoạn thời gian rộng lớn đến những sự kiện cụ thể, về người lãnh đạo nào. Điều này có thể khiến người dùng cảm thấy lúng túng và nhận được kết quả không phù hợp, gây nhầm lẫn khi không rõ ràng về yêu cầu ban đầu.

Cách khắc phục: Để tránh sai lầm này, bạn cần cung cấp cụ thể chi tiết các yêu cầu của mình. Càng chi tiết càng tốt. Bên cạnh đó, bạn có thể đưa ra các hướng dẫn hoặc yếu tố mở rộng để giúp cho công cụ AI này có thể đưa ra kết quả phù hợp nhất. Ví dụ:

  • Câu hỏi cụ thể: “Hãy tóm tắt lịch sử của chiến tranh thế giới thứ hai trong 1000 từ.”
  • Hãy viết cho tôi một bài SEO với các yêu cầu như: Tối đa 1500 từ, với tiêu đề “A”, mức độ từ khóa và Rank Math phù hợp, phân tích chi tiết các từ khóa như thế nào…

Việc yêu cầu cụ thể sẽ giúp ChatGPT hiểu rõ mục tiêu của bạn và cung cấp câu trả lời chính xác hơn. Bạn có thể tham khảo tại khóa học AI này để cung cấp các hướng dẫn đặt câu lệnh như thế nào để các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đưa ra được câu trả lời phù hợp với yêu cầu của bạn.

Sử dụng quá nhiều từ khóa hoặc yêu cầu quá phức tạp

Như đã đề cập trước đó, việc cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc đưa ra các yêu cầu quá phức tạp có thể khiến ChatGPT gặp khó khăn trong việc hiểu đúng mục đích của người dùng. Khi câu hỏi quá mơ hồ hoặc thiếu ngữ cảnh, ChatGPT sẽ khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác, đôi khi lại cung cấp thông tin không liên quan hoặc không đúng với yêu cầu ban đầu.

Bên cạnh đó, khi người dùng đưa ra yêu cầu quá phức tạp, ví dụ như yêu cầu tổng hợp nhiều thông tin từ các lĩnh vực khác nhau với nhiều dữ liệu trong một câu hỏi, ChatGPT có thể không xử lý được hết các yếu tố cho câu hỏi này và gây ra sự rối rắm và có thể đưa ra câu trả lời không liên quan với yêu cầu của bạn. Để đạt được kết quả tốt nhất, người dùng nên cụ thể hóa yêu cầu, đưa ra thông tin rõ ràng và dễ hiểu để ChatGPT có thể cung cấp câu trả lời chính xác và hữu ích.

Không kiểm tra tính chính xác của kết quả

Việc không kiểm tra tính chính xác của kết quả và phụ thuộc vào thông tin ChatGPT cung cấp quá nhiều vẫn đang là một vấn đề phổ biến hiện này. Trong một số trường hợp, công cụ này vẫn mắc phải những sai sót và đưa ra các thông tin chưa chính xác. Vì vậy, việc kiểm tra và xác nhận lại thông tin từ các nguồn uy tín, như sách, bài báo chuyên môn hoặc các trang web đáng tin cậy, là điều rất quan trọng để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thông tin bạn nhận được.

Một số vấn đề liên quan:

  • Không tận dụng khả năng đối thoại liên tục của ChatGPT
  • Không sử dụng ChatGPT như một công cụ hỗ trợ, mà là thay thế hoàn toàn
  • Không cung cấp đủ ngữ cảnh
  • Không cập nhật lại thông tin

Một số bài viết về các công cụ tạo nội dung mà bạn có thể tham khảo:

Top 7 công cụ AI tạo nội dung: Bao gồm, Jasper, Writesonic, Copy.ai, Rytr, Scalenut, ContentBot.

Xu hướng mới cho nhà sáng tạo nội dung 2024: Các công cụ bằng AI tạo video nhanh chóng

Hy vọng bài viết đã giúp bạn nhận diện được 3 sai lầm thường gặp khi dùng ChatGPT và tìm được những giải pháp hợp lý để cải thiện hiệu quả sử dụng và nâng cao trải nghiệm trong công cụ này. 

Hãy theo dõi ngay NextAcademy để cập nhật về các công cụ AI mới nhất để có thể giúp bạn tối ưu hóa công việc và tự do sáng tạo nội dung. Chúc các bạn thành công!

Shopping Cart
Scroll to Top